Tuy không được học bài bản nhưng GS Dũng thành thạo đến 4 thứ tiếng. Hôm nay chúng ta hãy cùng nghe ông chia sẻ cách học ngoại ngữ nhé.
Không phải ai cũng có điều kiện để học ngoại ngữ vài năm liền, nhưng trong thời buổi hiện nay ngoại ngữ là rất cần thiết cho công việc mỗi người. Chính vì vậy câu hỏi làm thế nào để những người không được học bài bản trên ghế nhà trường có thể trang bị đủ vốn ngoại ngữ cần thiết cho mình luôn khiến GS Nguyễn Lân Dũng băn khoăn.
Chọn vốn từ vựng tối thiểu để học trước
GS chia sẻ kinh nghiệm học ngoại ngữ không phải học ở đâu xa mà từ chính Bác Hồ. Ông kể: “Bác Hồ biết rất nhiều ngoại ngữ, ngoài một số từ chữ Hán được học từ cụ thân sinh, còn đâu từ tiếng Trung, tiếng Anh đến tiếng Thái… tất cả đều do bác tự học lấy. Mà Bác không chỉ học để biết vài chữ mà là thông thạo như người bản địa”.
Nguyên tắc đơn giản và quyết định thành công không gì khác đó chính là sự tự học và có phương pháp khoa học. GS Dũng chia sẻ:“Tôi là người không có điều kiện học lớp ngoại ngữ nào và ngoại ngữ với tôi là cả một sự khó khăn. Nhưng trong thời đại hội nhập thế này mà không biết ngoại ngữ thì thật hạn chế lắm. Nên tôi đành tự học”.
“Phương pháp tự học ở đây chính là chọn vốn từ vựng tối thiểu để học trước, sau đó cứ mạnh dạn giao tiếp với người nước ngoài. Phải thường xuyên sử dụng những từ ngữ tối thiểu đó nếu không là sẽ quên ngay. Đồng thời đừng ngại nói sai, viết sai”‘ - GS Nguyễn Lân Dũng đưa ra lời khuyên.
GS Dũng cho biết, phương pháp học từ tối thiểu này đã được các chuyên gia ngôn ngữ nước ngoài nghiên cứu kĩ lưỡng. “Họ cho rằng trẻ em độ tuổi 5, 6, 7 tuổi mặc dù số lượng từ mới biết không nhiều, chúng không biết vi sinh vật, vi khuẩn, giải mã gen là gì, nhưng chúng có thể líu lo cả ngày đươc. Vì vậy chúng ta cũng nên học hỏi các em, học lấy một số lượng từ tối thiểu và thường xuyên sử dụng. Còn khi muốn diễn đạt từ nào mà ta chưa biết thì dùng những từ đã biết nói vòng vòng một chút để người nghe hiểu ý mình là được”.
Kinh nghiệm tự học tiếng anh thông qua giao tiếp hàng ngày
Đồng thời trong giao tiếp tiếng Anh hàng ngày, khi được nghe những từ mới cần phải ghi nhớ để củng cố thêm vốn từ cho mình. Ông đưa ra một ví dụ trong một lần nói chuyện với người bạn Trung Quốc, khi muốn nói đến “con dâu”, ông hỏi: “Vợ của con trai gọi là gì nhỉ?” thì ông bạn Trung Quốc nói ngay là xifu (tức phụ) hay éxifu (nhi tức phụ). Thế là ông lại nhập tâm thêm một từ. “Với tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga tôi cũng thực hiện kiểu như vậy. Phương châm “năng nhặt chặt bị” và “biết đến đâu dùng ngay đến đó. Không hiểu đấy có phải là cách học của người không có điều kiện học chính quy hay không?” – GS Dũng chia sẻ.
Mặc dù ông không được học ngoại ngữ bài bản nhưng ông lại có thể nói thạo tiếng Anh, Trung, Nga, Đức. Chính vì có vốn ngoại ngữ tốt nên ông có thể trang bị cho mình được nhiều kiến thức từ sách báo nước ngoài. Đồng thời nó cũng giúp ông tra cứu được nhiều tài liệu trên Google. Vì theo GS mạng WikiMedia bằng tiếng Việt thì rất hạn chế, do đó phải biết tiếng Anh thì mới kiếm tìm được nhiều thông tin hữu ích.
Với kinh nghiệm tự học của mình GS Dũng đã biên soạn cuốn “Từ tiếng Anh tối thiểu”. Mỗi từ ngoài việc giải thích nghĩa còn kèm theo những câu ví dụ thông dụng với các nghĩa khác nhau. Để chắc chắn, GS đã nhờ một TS thạo tiếng Anh hiệu đính lại. Nhà xuất bản Giáo dục đã tiếp nhận bản thảo này. “Hy vọng khi nào có sách lại có dịp ký tặng bà con mình!” - GS vừa nói vừa cười.
SMARTCOM ENGLISH CENTER
[You must be registered and logged in to see this link.]
Không phải ai cũng có điều kiện để học ngoại ngữ vài năm liền, nhưng trong thời buổi hiện nay ngoại ngữ là rất cần thiết cho công việc mỗi người. Chính vì vậy câu hỏi làm thế nào để những người không được học bài bản trên ghế nhà trường có thể trang bị đủ vốn ngoại ngữ cần thiết cho mình luôn khiến GS Nguyễn Lân Dũng băn khoăn.
Chọn vốn từ vựng tối thiểu để học trước
GS chia sẻ kinh nghiệm học ngoại ngữ không phải học ở đâu xa mà từ chính Bác Hồ. Ông kể: “Bác Hồ biết rất nhiều ngoại ngữ, ngoài một số từ chữ Hán được học từ cụ thân sinh, còn đâu từ tiếng Trung, tiếng Anh đến tiếng Thái… tất cả đều do bác tự học lấy. Mà Bác không chỉ học để biết vài chữ mà là thông thạo như người bản địa”.
Nguyên tắc đơn giản và quyết định thành công không gì khác đó chính là sự tự học và có phương pháp khoa học. GS Dũng chia sẻ:“Tôi là người không có điều kiện học lớp ngoại ngữ nào và ngoại ngữ với tôi là cả một sự khó khăn. Nhưng trong thời đại hội nhập thế này mà không biết ngoại ngữ thì thật hạn chế lắm. Nên tôi đành tự học”.
“Phương pháp tự học ở đây chính là chọn vốn từ vựng tối thiểu để học trước, sau đó cứ mạnh dạn giao tiếp với người nước ngoài. Phải thường xuyên sử dụng những từ ngữ tối thiểu đó nếu không là sẽ quên ngay. Đồng thời đừng ngại nói sai, viết sai”‘ - GS Nguyễn Lân Dũng đưa ra lời khuyên.
GS Dũng cho biết, phương pháp học từ tối thiểu này đã được các chuyên gia ngôn ngữ nước ngoài nghiên cứu kĩ lưỡng. “Họ cho rằng trẻ em độ tuổi 5, 6, 7 tuổi mặc dù số lượng từ mới biết không nhiều, chúng không biết vi sinh vật, vi khuẩn, giải mã gen là gì, nhưng chúng có thể líu lo cả ngày đươc. Vì vậy chúng ta cũng nên học hỏi các em, học lấy một số lượng từ tối thiểu và thường xuyên sử dụng. Còn khi muốn diễn đạt từ nào mà ta chưa biết thì dùng những từ đã biết nói vòng vòng một chút để người nghe hiểu ý mình là được”.
Kinh nghiệm tự học tiếng anh thông qua giao tiếp hàng ngày
Đồng thời trong giao tiếp tiếng Anh hàng ngày, khi được nghe những từ mới cần phải ghi nhớ để củng cố thêm vốn từ cho mình. Ông đưa ra một ví dụ trong một lần nói chuyện với người bạn Trung Quốc, khi muốn nói đến “con dâu”, ông hỏi: “Vợ của con trai gọi là gì nhỉ?” thì ông bạn Trung Quốc nói ngay là xifu (tức phụ) hay éxifu (nhi tức phụ). Thế là ông lại nhập tâm thêm một từ. “Với tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga tôi cũng thực hiện kiểu như vậy. Phương châm “năng nhặt chặt bị” và “biết đến đâu dùng ngay đến đó. Không hiểu đấy có phải là cách học của người không có điều kiện học chính quy hay không?” – GS Dũng chia sẻ.
Mặc dù ông không được học ngoại ngữ bài bản nhưng ông lại có thể nói thạo tiếng Anh, Trung, Nga, Đức. Chính vì có vốn ngoại ngữ tốt nên ông có thể trang bị cho mình được nhiều kiến thức từ sách báo nước ngoài. Đồng thời nó cũng giúp ông tra cứu được nhiều tài liệu trên Google. Vì theo GS mạng WikiMedia bằng tiếng Việt thì rất hạn chế, do đó phải biết tiếng Anh thì mới kiếm tìm được nhiều thông tin hữu ích.
Với kinh nghiệm tự học của mình GS Dũng đã biên soạn cuốn “Từ tiếng Anh tối thiểu”. Mỗi từ ngoài việc giải thích nghĩa còn kèm theo những câu ví dụ thông dụng với các nghĩa khác nhau. Để chắc chắn, GS đã nhờ một TS thạo tiếng Anh hiệu đính lại. Nhà xuất bản Giáo dục đã tiếp nhận bản thảo này. “Hy vọng khi nào có sách lại có dịp ký tặng bà con mình!” - GS vừa nói vừa cười.
SMARTCOM ENGLISH CENTER
[You must be registered and logged in to see this link.]