You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

huyenlp

KHOA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - ĐH THƯƠNG MẠI
KHOA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - ĐH THƯƠNG MẠI T15
• NGÀNH HỌC HOT NHẤT HIỆN NAY : THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


Chắc bạn đã nghe nhiều đến e-commerce hay thương mại điện tử. Đó chính là xu hương của thế giới trong thế kỷ 21 này. Cùng với sự phát triển như vũ bão của internet, ngày nay số lượng ngưòi truy cập internet ngày càng tăng, vượt trên 2 tỷ người và còn tiếp tục tăng, ở việt Nam Tính tới cuối tháng 7-2011, đã có 31,1 triệu người dùng Internet và con số này đang không ngừng tăng lên.


Kinh doanh ngày nay và trong tương lai sẽ chuyển dần sang kinh doanh online và chiếm phần lớn doanh thu cũng như thị phần của các ngành nghề kinh doanh. Trong một tương lai ko xa, việc trao đổi mua bán sẽ hoàn toàn thông qua mạng và một người hoàn toàn có thể kinh doanh và làm việc tại nhà qua mạng internet mà thậm chí ko cần phải đi làm. Điều này đã diễn ra tại các nước tiên tiến và trong thời gian tới Việt Nam cũng như vậy.


Để thấy rõ được tầm quan trọng của thương mại điên tử hiện nay thì ta cẩn hiểu được thương mại điện tử là gì :
Thương Mại Điện Tử là gì ?
1. Thương mại điện tử là gì ?
Có nhiều khái niệm về thương mại điện tử (TMĐT), nhưng hiểu một cách tổng quát, TMĐT là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại bằng những phương tiện điện tử. TMĐT vẫn mang bản chất như các hoạt động thương mại truyền thống. Tuy nhiên, thông qua các phương tiện điện tử mới, các hoạt động thương mại được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng không gian kinh doanh.
Hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về Thương mại điện tử. Nhiều người hiểu Thương mại điện tử là bán hàng trên mạng, trên Internet. Một số ý kiến khác lại cho rằng Thương mại điện tử là làm thương mại bằng điện tử. Những cách hiểu này đều đúng theo một góc độ nào đó nhưng chưa nói lên được phạm vi rộng lớn của Thương mại điện tử.

Theo khái niệm này, Thương mại điện tử không chỉ là bán hàng trên mạng hay bán hàng trên Internet mà là hình thái hoạt động kinh doanh bằng các phương pháp điện tử. Hoạt động kinh doanh bao gồm tất cả các hoạt động trong kinh doanh như giao dịch, mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo và kể cả giao hàng. Các phương pháp điện tử ở đây không chỉ có Internet mà bao gồm việc sử dụng các phương tiện công nghệ điện tử như điện thoại, máy FAX, truyền hình và mạng máy tính (trong đó có Internet). Thương mại điện tử cũng bao hàm cả việc trao đổi thông tin kinh doanh thông qua các phương tiện công nghệ điện tử. Thông tin ở đây không chỉ là những số liệu hay văn bản, tin tức mà nó gồm cả hình ảnh, âm thanh và phim video.


TMĐT càng được biết tới như một phương thức kinh doanh hiệu quả từ khi Internet hình thành và phát triển. Chính vì vậy, nhiều người hiểu TMĐT theo nghĩa cụ thể hơn là giao dịch thương mại, mua sắm qua Internet và mạng (ví dụ mạng Intranet của doanh nghiệp).
2.Tầm quan trọng của Thương mại điện tử

Nhờ vào sự phát triển của các phương tiện truyền thông, đặc biệt là sự phát triển của tin học đã tạo điều kiện cho mọi người có thể giao tiếp với nhau một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn thông qua các dịch vụ Internet. Vì là một môi trường truyền thông rộng khắp thế giới nên thông tin có thể giới thiệu tới từng thành viên một cách nhanh chóng và thuận lợi. Chính vì vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho Thương mại điện tử thông qua Internet. Và Thương mại điện tử nhanh chóng trở nên phổ biến trên thế giới trở thành một công cụ rất mạnh mẽ để bán hàng và quảng cáo hàng hoá của các nhà cung cấp. Đối với khách hàng, có thể có thể lựa chọn, so sánh hàng hoá phù hợp cả về loại hàng hoá, dịch vụ giá cả, chất lượng và phương thức giao hàng cho khách hàng.

Có rất nhiều ý kiến cho rằng Thương mại điện tử là sự thay đổi lớn nhất trong kinh doanh kể từ sau cuộc cách mạng công nghiệp. Trong đó 1 số đại diện lớn trong ngành thương mại điện tử lớn như : Facebook,Google,Yahoo……gần gũi hơn với người Việt Nam ta có : Zing,VTC,….

KHOA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - ĐH THƯƠNG MẠI 3cdotcom_GoogleChrome5
Thương mại điện tử không chỉ mở ra những cơ hội kinh doanh mới, những sản phẩm và dịch vụ mới, những ngành nghề kinh doanh mới mà bản thân nó thực sự là một phương thức kinh doanh mới: Phương thức kinh doanh điện tử. Thương mại điện tử chuyển hoá các chức năng kinh doanh, từ nghiên cứu thị trường và sản xuất sản phẩm đến bán hàng, dịch vụ sau bán hàng từ phương thức kinh doanh truyền thống đến phương thức kinh doanh điện tử.

“Theo Andrew Grove - Intel thì trong vòng năm năm, tất cả các công ty sẽ trở thành công ty Internet, hoặc sẽ không là gì cả”. Tuy câu nói này có phần phóng đại nhưng nó phản ánh về cơ bản tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của Thương mại điện tử đến kinh doanh trong thời đại hiện nay.



Xu h¬ướng th¬ương mại điện tử toàn cầu
Với khu vực thị trư¬ờng nội địa to lớn, nhiều công ty của Mỹ còn chậm trong việc bán hàng ra toàn thế giới. Hiện nay, chỉ có khoảng 12% l¬ượng hàng bán ra từ các công ty lớn của Mỹ ra thị tr¬ường n¬ước ngoài. Nh¬ưng theo xu h¬ướng phát triển tất yếu, con số này đang có chiều hư¬ớng gia tăng và dự báo sẽ tăng 15% trong hai năm tới.
Một số n¬ước ở Châu Á cũng đang tích cực trong cuộc chạy đua với các quốc gia phát triển. Trong vòng 5 năm tới, số luợng người châu Á truy cập vào mạng Internet sẽ v¬ượt quá tổng số ng¬ười truy cập ở châu Âu và Bắc Mỹ gộp lại. Dự kiến doanh thu mua bán hàng trên mạng Internet tại châu Á sẽ tăng lên rất nhiều, chiếm 1/4 thu nhập thương mại Internet trên toàn cầu (khoảng 1.400 tỉ USD vào năm 2003). Các công ty lớn với nguồn hàng ổn định luôn mong muốn mở rộng thị tr¬ường, rất tích cực trong việc triển khai th¬ương mại điện tử, tăng cư¬ờng việc bán hàng ra toàn cầu, đồng thời triển khai việc mua hàng hóa và dịch vụ từ nguồn bên ngoài.

3. Thực tế Thương mại điện tử ở Việt Nam

Theo định hướng của Chính phủ (phát biểu của Giáo sư Chu Hảo, Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường với báo chí) thì “...Trong tương lai, công nghiệp phần mềm sẽ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam...”.nhìn từ góc độ của những nhà tin học chuyên nghiệp nước ngoài thì lại có vẻ khá lạc quan, như lời ông Peter Knook (Phó chủ tịch tập đoàn Microsoft) nói nhân dịp ông sang thăm và làm việc tại Việt Nam năm 1999: “...Việt Nam có tiềm năng to lớn trong việc phát triển ngành CNTT của mình, vì Việt Nam là nước với 80 triệu dânvới hệ thống giáo dục tốt, và đặc biệt là Chính phủ có chủ trương xây dựng xã hội phát triển dựa trên nền tảng tri thức...”

Theo dự đoán của một số tổ chức quốc tế, doanh thu từ các hoạt động thương mại trên Internet năm 2000 khoảng 120 tỷ USD, chia sẻ doanh thu đó là mong muốn của nhiều quóc gia. Tại Việt Nam, xu hướng ứng dụng Thương mại điện tử đã bắt đầu. Theo đánh giá của các chuyên gia thuộc Bộ Thương mại (Vụ Châu á-Thái Bình Dương), con đường tiếp cận Thương mại điện tử qua 3 giai đoạn: chuẩn bị, chấp nhận và ứng dụng, và Việt Nam đang ở bước đầu tiên của giai đoạn thứ nhất.

Cho đến thời điểm này, Bộ Thương Mại và Tổng cục Bưu Điện đã xúc tiến những nghiên cứu cơ bản về Thương mại điện tử và trình Chính phủ dự án thành lập một hội đồng quốc gia về Thương mại điện tử cũng như chương trình hành động Quốc gia về vấn đề này. Bên cạnh đó, các hoạt động chuẩn bị và thử nghiệm cũng đã được bắt đầu. nhiều công ty đã lên Web để giới thiệu về mình và tìm kiếm bạn hàng, một số siêu thị ảo đã được khai thác...

Theo các kết quả nghiên cứu, báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Châu á-Châu Đại Dương, những trở ngại khi tiến hành Thương mại điện tử bao gồm:

Theo các dự báo về một nền kinh tế kỹ thuật số của thế kỷ 21 thì Thương mại điện tử là một trong những yếu tố then chốt. Không liên quan đến những trở ngại vừa nêu, Thương mại điện tử có những đặc trưng thuận lợi và bình đẳng với tất cả mọi người. Khi phát triển Thương mại điện tử, Việt Nam cũng được thừa hưởng tất cả các thuận lợi này.


KHOA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - ĐH THƯƠNG MẠI Slide-5

Để có thể giải quyết được những vấn đề trên Khoa Thương mại điện tử Trường Đại Học Thương Mại được thành lập theo quyết định số 532 ngày 18/05/2005 của GS.TS. Nguyễn Bách Khoa, Hiệu trường trường Đại học Thương Mại là khoa chuyên ngành với chức năng nhiệm vụ đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học ngành quản trị kinh doanh chuyên ngành quản trị Thương mại điện tử. Khoa chính thức bắt đầu tuyển sinh từ năm học 2005-2006. Và đây là nơi đầu tiên đi vào đào tạo chuyên ngành này tại Việt Nam.
Nhằm đáp ứng nhu cầu đối với nguồn nhân lực nhận thương mại điện tử, sau thời gian chuẩn bị, năm 2005, khoa Thương mại điện tử được thành lập. Sự ra đời của khoa gắn liền với việc khai sinh một Chuyên ngành đào tạo mới của Trường đại học Thương mại - Chuyên ngành Quản trị Thương mại điện tử thuộc ngành Quản trị kinh doanh. Trường đại học Thương mại là trường đại học đầu tiên trong cả nước mở chuyên ngành và thành lập khoa chuyên ngành thương mại điện tử.
Sau 5 năm vừa xây dựng và trưởng thành, dưới sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Nhà trường, tập thể giáo viên, cán bộ quản lý đã không ngừng phấn đấu, rèn luyện về mọi mặt và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, trong đó các nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thiện hệ thống chương trình, bài giảng, giáo trình và tài liệu các môn học, tiến hành đào tạo đại học chính quy, đào tạo ngắn hạn cho doanh nghiệp và nghiên cứu khoa học, chuyển đổi nội dung, phương pháp đào tạo nhằm chuyển đổi thành công sang đào tạo theo học chế tín chỉ theo chủ trương của Nhà trường.
Hiện nay, khoa Thương mại điện tử đang được giao nhiệm vụ tổ chức quản lý chương trình đào tạo chuyên ngành Quản trị Thương mại điện tử hệ đại học chính quy và Bằng 2 vừa học vừa làm. Số lượng sinh viên được đào tạo tăng qua các năm, với 230 sinh viên chính quy khóa đầu tiên (2005-2009) và 350 sinh viên khóa thứ 5 (2009-2013).
Sinh viên khoa Thương mại điện tử đã tỏ rõ sự năng động và yêu chuyên môn, ngành nghề. Nhiều sinh viên đạt giải cao trong các cuộc thi về thương mại điện tử Bộ Công Thương tổ chức. Không ít sinh viên đã trưởng thành, khẳng định được năng lực, vị thế của mình và trở nên thành đạt trong hoạt động kinh doanh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tuyệt đại đa số (85-90%) trong số 200 sinh viên tốt nghiệp khóa đầu tiên vào tháng 6/2009 đã có việc làm theo đúng chuyên môn, ngành nghề.


ĐIỂM CHUẨN KHOA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Trường : Đại Học Thương Mại
Ngành : Thương Mại Điện Tử
Mã Ngành : 407
Khối thi : A

Năm Điểm chuẩn Điểm chuẩn NV2 Chỉ tiêu NV2
2006 18.5 18.5 160
2007 17.5
2008 17.5
2009 16.5
2010 17 20 40
2011 17.5


Thông tin tuyển sinh - Đại Học Thương Mại - Thương Mại Điện Tử - Điểm Chuẩn Đại Học Thương Mại

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết