Công việc của một stylist thường liên quan đến cửa hàng thời trang, studio, cộng tác thường xuyên với người mẫu, chuyên gia trang điểm. Ở Việt Nam chưa có trường lớp đào tạo về nghề này. Bởi vậy ai cũng có thể làm một stylist mà không cần độ tuổi.
Những năm gần đây, khi ngành công nghệ giải trí, truyền thông thịnh vượng thì nghề stylist cũng dần được quan tâm. Ở nước ta các bạn trẻ thường gọi là “ stylist” tên tiếng Anh và được hiểu là "nghề tạo dựng phong cách”
Nghề tạo dựng phong cách: Trên thế giới “stylist” rất phát triển và được coi là một nghề phù thủy trong làng giải trí. Khi một ca sĩ, diễn viên hay thậm chí là một nhà ngoại giao muốn tạo dựng hình ảnh riêng về gu ăn mặc và phong cách đi đứng ứng xử họ đều cần đến một stylist và stylist đó đã mang lại tầm ảnh hưởng rất lớn. Trên thế giới đó là một nghề chuyên nghiệp nhưng cũng chỉ được đào tạo ở những nước được gọi là kinh đô của điện ảnh và thời trang. Ở Việt Nam, chưa có nơi đào tạo nghề này, đa số họ thường xuất thân từ nhà thiết kế, họa sĩ, nhiếp ảnh gia, make –up, thậm chí là người biên tập báo, nếu có kiến thức tốt về hội họa, nhiếp ảnh hoặc tạo mẫu thời trang… thì tiếp cận với nghề stylist sẽ dễ dàng hơn, nhưng cũng chỉ dừng lại ở stylist ảnh thời trang và quảng cáo cho dù stylist không chỉ đơn thuần là thế mà còn phát triển mạnh trong truyền hình và các chương trình biểu diễn nghệ thuật… Trước đây những bức ảnh người đẹp trên các tạp chí thời trang thường chỉ chụp trong studio và tuân theo sự tạo dáng của nhiếp ảnh, giờ đây họ đã cần đến một stylist thực thụ. Nghề này được biết đến khi các stylist nước ngoài làm việc tại Việt Nam như Henri Hubert, Sarah,… và phát triển mạnh ở TP.Hồ Chí Minh, nơi mà ngành công nghệ giải trí phát triển nhất ở nước ta.
Theo NTK Tiến Lợi thì “công việc của một stylist là sự tổng hòa của nhiều ý tưởng và kiến thức, phải thể hiện được tiếng nói của một nhân vật hoặc một sản phẩm và phát triển thành một hình ảnh nhất định’ Điều quan trọng đối với một stylist là phải làm nổi bật phong cách mà khách hàng đang sở hữu và thể hiện phong cách đó qua trang phục, hình ảnh. Và với nghề stylist, ý tưởng phải được ưu tiên hàng đầu, thậm chí càng độc đáo càng tốt. Chăm sóc hình ảnh của khách hàng bằng sự tinh tế cúa mỗi stylist, những người trẻ say mê và giám bước chân khai phá một lãnh địa nghề nghiệp mới.
Vai trò của stylist: NTK Tiến Lợi vào nghề này được 4 năm sau khi đã hội tụ được đẩy đủ kiến thức cũng như kinh nghiệm về nghề thiết kế thời trang, một nghề rất gần với stylist và anh cho rằng “Để xây dựng hình ảnh cho một nhân vật nhất định nào đó mình phải có trách nhiệm, cũng như phải thấu hiểu được con người cụ thể đó của hiện tại và hướng phát triển trong tương lai: xây dựng bằng những đóng góp của tất cả các chuyên gia khác nhau từ chuyên gia trang điểm, nhiếp ảnh đến nhà tư vấn thiết kế trang phục…. nhằm tìm ra hình ảnh đẹp nhất, mang tiếng nói cá nhân mạnh nhất được cảm nhận từ mọi góc độ nhìn khác nhau. Trong sản phẩm thì tính dự báo và nhằm tới đối tượng tiêu dùng là ai? Thị trường nào? Tiếng nói phát ngôn của sản phẩm là gì? … bản thân các stylist phải nghiên cứu và tham khảo tìm điểm mạnh cho hình ảnh cũng như cách tiếp cận sản phẩm tới người tiêu dùng”
Tiêu chuẩn của nghề: Theo nghề stylist bạn cần có khiếu về mỹ thuật, màu sắc và nắm chắc về xu hướng thời trang. Về nhiếp ảnh, ánh sáng bạn cũng phải biết chút ít và ý tưởng được đặt nên hàng đầu, liên tục sáng tạo ra các phong cách khác nhau và phải có khải niệm về sân khấu cũng như trường quay, trang phục, vũ đạo hình thể. Nói chung cần phải có kiến thức tổng hợp về nghệ thuật. Xem bức ảnh đẹp trên một tạp trí thời trang, có thể không mấy ai biết đằng sau những bức ảnh độc ấy là cả một ê – kíp thực hiện dày công và vất vả thế nào. Nếu ý tưởng của stylist là chụp ở biển thì cả đoàn phải lên đường đi tận Long Hải, Vũng Tàu hay Hạ Long để thực hiện, đấy mới là bối cảnh trong nước. Còn khi ý tưởng của stylist còn “bay” tận tới Vạn Lý Trường Thành hay tận Ai Cập thì sao? Họ cũng không ngần ngại đến tận đó thực hiện để mong có một bức hình gây ấn tượng. Nhiều khi chọn được bối cảnh rất đẹp, rất đẹp nhưng set up xong thì trời tối hoặc đổ mưa, chưa kể còn bị cảnh sát hỏi thăm. Đó là chụp ngoại cảnh, còn khi chụp tại studio thì sao? Họ lại phải dựng background sao cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng, có khi mất cả ngày trời.
Nghề stylist không kể giờ giấc và luôn rơi vào tình trạng khó khăn khi tìm tiềng nói chung của những nhân vật cộng tác với mình, bởi mỗi vấn đề lại có cái nhìn khác nhau, cách trang điểm với một cô ca sĩ khác với một diễn viên, cũng như hình ảnh xuất hiện của một chính khách khác với một doanh nhân, cần phải có sự trao đổi để thấu hiểu cũng như tôn trọng tính nghiêm túc trong nghề. Và sự thành công phụ thuộc vào độ tinh tế trong thẩm mỹ thời trang cũng như khả năng nắm bắt nhanh những biến động và cập nhật thời trang thế giới để phong cách của khách hàng khi được định hình sẽ không bị lạc hậu. Trong các trương trình “Sao mai điểm hẹn” những năm gần đây ta đã nhận thấy được sự đồng điệu giữa âm nhạc và thời trang, các ca sĩ đặc biếệ trang điểm và chọn trang phục phù hợp với vóc dáng và thể loại nhạc họ hát, không chỉ thuyết phục khán giả bằng giọng hát mà còn bằng phong thái và vẻ đẹp của mình. Những bộ trang phục của NTK sẽ biết nói và có hồn hơn khi được khoác nên người mẫu, họ không còn là ma-nơ-canh di động nữa. Tất cả đều nhờ đến bàn tay của stylist.
Vai trò của stylist ngày càng được coi trọng khi họ không thể xây dựng nên hình ảnh một sản phẩm hay một nhân vật cụ thể. Sự có mặt của stylist sẽ đảm bảo hơn cho sự thành công của các bức hình hay một buổi biểu diễn.
Nghề hái ra tiền: Theo nhiếp ảnh Tô Thanh Tân. “Hiện nay ở Việt Nam, xu thế thời trang đang rất phát triển, nó là mảnh đất khá màu mỡ cho các hãng thời trang trong nước và quốc tế. Cụ thể là trong năm qua có rất nhiều hãng thời trang danh tiếng thế giới đã nhẩy vào thị trường Việt Nam, cùng với đó là sự ra mắt của khá nhiều tạp chí về thời trang. Cùng với xu thế này nghề stylist sẽ phát triển mạnh nhưng bên cạnh đó cần có những lớp học về stylist do các chuyên gia giảng dạy. Như thế chúng ta mới có được một stylist chuyên nghiệp” vậy đây có phải là nghề có thu nhập cao? Trên thế giới tại các nước phát triển về truyền thông, giải trí thì thu nhập của một stylist là 10.000 USD/ tháng còn tại Việt Nam thì khoảng 10 – 15 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên stylist là một nghề tự do, một stylist có thể cộng tác với nhiều báo và tạp chí cũng như các show quảng cáo, ca nhạc, truyền hình nên thu nhập của họ có thể vượt hơn mức đó rất nhiều.
Vì nghề luôn đòi hỏi sự sáng tạo và không lặp lại nên stylist luôn phải làm vừa lòng khách hàng và khách hàng sẽ thay đổi stylist khi thấy nhàm chán và đơn điệu. NTK Tiến Lợi đã ví stylist như một bác sỹ tâm lý hay một luật sư bảo vệ cho thân chủ của mình. Stylist thiết thực cho tất cả mọi người nhưng nó còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của xã hội nên trước mắt nó mới chỉ dừng lại ở giới showbis. Tuy nhiên mỗi chúng ta có thể làm một stylist của chính mình.
Những gương mặt trẻ trong nghề:
Stylist Việt Nga
Stylist Thuỷ Top[/b]
Những năm gần đây, khi ngành công nghệ giải trí, truyền thông thịnh vượng thì nghề stylist cũng dần được quan tâm. Ở nước ta các bạn trẻ thường gọi là “ stylist” tên tiếng Anh và được hiểu là "nghề tạo dựng phong cách”
Nghề tạo dựng phong cách: Trên thế giới “stylist” rất phát triển và được coi là một nghề phù thủy trong làng giải trí. Khi một ca sĩ, diễn viên hay thậm chí là một nhà ngoại giao muốn tạo dựng hình ảnh riêng về gu ăn mặc và phong cách đi đứng ứng xử họ đều cần đến một stylist và stylist đó đã mang lại tầm ảnh hưởng rất lớn. Trên thế giới đó là một nghề chuyên nghiệp nhưng cũng chỉ được đào tạo ở những nước được gọi là kinh đô của điện ảnh và thời trang. Ở Việt Nam, chưa có nơi đào tạo nghề này, đa số họ thường xuất thân từ nhà thiết kế, họa sĩ, nhiếp ảnh gia, make –up, thậm chí là người biên tập báo, nếu có kiến thức tốt về hội họa, nhiếp ảnh hoặc tạo mẫu thời trang… thì tiếp cận với nghề stylist sẽ dễ dàng hơn, nhưng cũng chỉ dừng lại ở stylist ảnh thời trang và quảng cáo cho dù stylist không chỉ đơn thuần là thế mà còn phát triển mạnh trong truyền hình và các chương trình biểu diễn nghệ thuật… Trước đây những bức ảnh người đẹp trên các tạp chí thời trang thường chỉ chụp trong studio và tuân theo sự tạo dáng của nhiếp ảnh, giờ đây họ đã cần đến một stylist thực thụ. Nghề này được biết đến khi các stylist nước ngoài làm việc tại Việt Nam như Henri Hubert, Sarah,… và phát triển mạnh ở TP.Hồ Chí Minh, nơi mà ngành công nghệ giải trí phát triển nhất ở nước ta.
Theo NTK Tiến Lợi thì “công việc của một stylist là sự tổng hòa của nhiều ý tưởng và kiến thức, phải thể hiện được tiếng nói của một nhân vật hoặc một sản phẩm và phát triển thành một hình ảnh nhất định’ Điều quan trọng đối với một stylist là phải làm nổi bật phong cách mà khách hàng đang sở hữu và thể hiện phong cách đó qua trang phục, hình ảnh. Và với nghề stylist, ý tưởng phải được ưu tiên hàng đầu, thậm chí càng độc đáo càng tốt. Chăm sóc hình ảnh của khách hàng bằng sự tinh tế cúa mỗi stylist, những người trẻ say mê và giám bước chân khai phá một lãnh địa nghề nghiệp mới.
Vai trò của stylist: NTK Tiến Lợi vào nghề này được 4 năm sau khi đã hội tụ được đẩy đủ kiến thức cũng như kinh nghiệm về nghề thiết kế thời trang, một nghề rất gần với stylist và anh cho rằng “Để xây dựng hình ảnh cho một nhân vật nhất định nào đó mình phải có trách nhiệm, cũng như phải thấu hiểu được con người cụ thể đó của hiện tại và hướng phát triển trong tương lai: xây dựng bằng những đóng góp của tất cả các chuyên gia khác nhau từ chuyên gia trang điểm, nhiếp ảnh đến nhà tư vấn thiết kế trang phục…. nhằm tìm ra hình ảnh đẹp nhất, mang tiếng nói cá nhân mạnh nhất được cảm nhận từ mọi góc độ nhìn khác nhau. Trong sản phẩm thì tính dự báo và nhằm tới đối tượng tiêu dùng là ai? Thị trường nào? Tiếng nói phát ngôn của sản phẩm là gì? … bản thân các stylist phải nghiên cứu và tham khảo tìm điểm mạnh cho hình ảnh cũng như cách tiếp cận sản phẩm tới người tiêu dùng”
Tiêu chuẩn của nghề: Theo nghề stylist bạn cần có khiếu về mỹ thuật, màu sắc và nắm chắc về xu hướng thời trang. Về nhiếp ảnh, ánh sáng bạn cũng phải biết chút ít và ý tưởng được đặt nên hàng đầu, liên tục sáng tạo ra các phong cách khác nhau và phải có khải niệm về sân khấu cũng như trường quay, trang phục, vũ đạo hình thể. Nói chung cần phải có kiến thức tổng hợp về nghệ thuật. Xem bức ảnh đẹp trên một tạp trí thời trang, có thể không mấy ai biết đằng sau những bức ảnh độc ấy là cả một ê – kíp thực hiện dày công và vất vả thế nào. Nếu ý tưởng của stylist là chụp ở biển thì cả đoàn phải lên đường đi tận Long Hải, Vũng Tàu hay Hạ Long để thực hiện, đấy mới là bối cảnh trong nước. Còn khi ý tưởng của stylist còn “bay” tận tới Vạn Lý Trường Thành hay tận Ai Cập thì sao? Họ cũng không ngần ngại đến tận đó thực hiện để mong có một bức hình gây ấn tượng. Nhiều khi chọn được bối cảnh rất đẹp, rất đẹp nhưng set up xong thì trời tối hoặc đổ mưa, chưa kể còn bị cảnh sát hỏi thăm. Đó là chụp ngoại cảnh, còn khi chụp tại studio thì sao? Họ lại phải dựng background sao cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng, có khi mất cả ngày trời.
Nghề stylist không kể giờ giấc và luôn rơi vào tình trạng khó khăn khi tìm tiềng nói chung của những nhân vật cộng tác với mình, bởi mỗi vấn đề lại có cái nhìn khác nhau, cách trang điểm với một cô ca sĩ khác với một diễn viên, cũng như hình ảnh xuất hiện của một chính khách khác với một doanh nhân, cần phải có sự trao đổi để thấu hiểu cũng như tôn trọng tính nghiêm túc trong nghề. Và sự thành công phụ thuộc vào độ tinh tế trong thẩm mỹ thời trang cũng như khả năng nắm bắt nhanh những biến động và cập nhật thời trang thế giới để phong cách của khách hàng khi được định hình sẽ không bị lạc hậu. Trong các trương trình “Sao mai điểm hẹn” những năm gần đây ta đã nhận thấy được sự đồng điệu giữa âm nhạc và thời trang, các ca sĩ đặc biếệ trang điểm và chọn trang phục phù hợp với vóc dáng và thể loại nhạc họ hát, không chỉ thuyết phục khán giả bằng giọng hát mà còn bằng phong thái và vẻ đẹp của mình. Những bộ trang phục của NTK sẽ biết nói và có hồn hơn khi được khoác nên người mẫu, họ không còn là ma-nơ-canh di động nữa. Tất cả đều nhờ đến bàn tay của stylist.
Vai trò của stylist ngày càng được coi trọng khi họ không thể xây dựng nên hình ảnh một sản phẩm hay một nhân vật cụ thể. Sự có mặt của stylist sẽ đảm bảo hơn cho sự thành công của các bức hình hay một buổi biểu diễn.
Nghề hái ra tiền: Theo nhiếp ảnh Tô Thanh Tân. “Hiện nay ở Việt Nam, xu thế thời trang đang rất phát triển, nó là mảnh đất khá màu mỡ cho các hãng thời trang trong nước và quốc tế. Cụ thể là trong năm qua có rất nhiều hãng thời trang danh tiếng thế giới đã nhẩy vào thị trường Việt Nam, cùng với đó là sự ra mắt của khá nhiều tạp chí về thời trang. Cùng với xu thế này nghề stylist sẽ phát triển mạnh nhưng bên cạnh đó cần có những lớp học về stylist do các chuyên gia giảng dạy. Như thế chúng ta mới có được một stylist chuyên nghiệp” vậy đây có phải là nghề có thu nhập cao? Trên thế giới tại các nước phát triển về truyền thông, giải trí thì thu nhập của một stylist là 10.000 USD/ tháng còn tại Việt Nam thì khoảng 10 – 15 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên stylist là một nghề tự do, một stylist có thể cộng tác với nhiều báo và tạp chí cũng như các show quảng cáo, ca nhạc, truyền hình nên thu nhập của họ có thể vượt hơn mức đó rất nhiều.
Vì nghề luôn đòi hỏi sự sáng tạo và không lặp lại nên stylist luôn phải làm vừa lòng khách hàng và khách hàng sẽ thay đổi stylist khi thấy nhàm chán và đơn điệu. NTK Tiến Lợi đã ví stylist như một bác sỹ tâm lý hay một luật sư bảo vệ cho thân chủ của mình. Stylist thiết thực cho tất cả mọi người nhưng nó còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của xã hội nên trước mắt nó mới chỉ dừng lại ở giới showbis. Tuy nhiên mỗi chúng ta có thể làm một stylist của chính mình.
Những gương mặt trẻ trong nghề:
Stylist Việt Nga
Stylist Thuỷ Top