Sự phong phú trong các chủng loại bia Bỉ
[15/05/2008 - Sinh học Việt Nam]
Beer nào anh em
Pils
Pils là loại bia phổ biến nhất ở Bỉ, cũng như trên thế giới. Tên của loại bia này xuất phát từ tên của thành phố Pilsen, thuộc nước Séc hiện nay, nơi mà loại bia này đã ra đời từ năm 1842. Loại bia này ban đầu có màu nâu hay màu đục với nấm men còn trong chai.
Thời đó, Séc chịu sự cai trị của Áo và tiếng Đức là ngôn ngữ chính trong vùng. Vì lý do này mà tên Pilsen có thêm hậu tố ‘er’. Ta có thể gọi loại bia này là Pilsener hoặc Pilsner. Bây giờ, ở Bỉ, người dân sử dụng thường xuyên tên viết tắt Pils. Còn ở Pilsen hiện nay, nhà máy bia đã sản xuất ra sản phẩm pils đầu tiên vẫn còn hoạt động, và sản phẩm hiện nay mang nhãn hiệu Pilsener Urquell, một loại bia có chất lượng cao.
Pils sau đó đã được tiêu dùng rộng khắp các nước Châu Âu nói tiếng Đức. Ở Bỉ, việc sản xuất Pils bắt đầu từ năm 1928 với nhà máy bia Cristal. Nhưng sự sản xuất lớn thực sự diễn ra một năm sau đó với Stella.
Pils là loại bia lên men chìm, màu vàng với độ đắng nhẹ. Bia luôn được lọc và bão hòa CO2, hàm lượng rượu trung bình 5% và thường được uống trong điều kiện lạnh. Nó được tiêu dùng rộng rãi vì tính chất kích thích tiêu hóa và giải khát.
Sự phát triển của Pils chỉ có một giai đoạn ngắn. Từ năm 1900 đến 1968, việc tiêu dùng tăng hàng năm. Sau đó, với sự kiện biểu tình của sinh viên vào thời đó ở Bỉ, việc tiêu dùng loại bia này đã giảm sút. Ngay cả khi Pils chiếm tới 70% bia ở Bỉ, thì việc kinh doanh nó vẫn có xu hướng giảm so với các loại bia đặc biệt. Stella, Jupiler, Primus và Maes là các nhãn bia pils nổi tiếng ở Bỉ.
Bia trắng
Ta có thể coi bia trắng là loại bia lúa mì, vì ngoài việc sử dụng các nguyên liệu cơ bản, người sản xuất còn sử dụng lúa mì và các loại gia vị.
Bia trắng xuất hiện đầu tiên ở phía tây tỉnh Brabant (Bỉ) vào khoảng thế kỷ 14. Tuy nhiên, thủ phủ của loại bia này lại ở thành phố Hoegaarden, nơi mà người dân trồng lúa mì và củ cải đường như hai loại cây chính.
Vào thế kỷ 15, thành phố có tu viện của nó, tại đây các thầy tu sản xuất rượu vang và bia. Thế kỷ 16, một hội các nhà sản xuất bia đã được thành lập bao gồm rất nhiều chủ trang trại. Họ sử dụng các sản phẩm tự trồng là lúa mạch và lúa mì để nấu bia. Đến thế kỷ 18, Hoegaarden trở thành trung tâm sản xuất bia quan trọng, và các loại bia trắng thường xuyên được vận chuyển trong vùng Liège (Bỉ). Vào cuối thể kỷ 19, thành phố Hoegaarden đã có 35 xưởng sản xuất bia với dân số 2000 người. Tuy nhiên, trong những năm 1950, do sự phát triển mạnh mẽ của bia pils trên thị trường nên việc sản xuất bia trắng giảm đáng kể. Xưởng bia cuối cùng của Hoegaarden đóng cửa năm 1957.
Nhưng vào năm 1966, một vài tín đồ của bia trắng, trong đó đa phần là các thanh niên trong thành phố, đã quyết định nấu bia trắng trở lại. Sự khởi đầu này đã có hiệu quả được chứng minh bằng những kết quả tích cực ngày nay.
Bia trắng máu đục, tươi mát, giải khát và rau mùi là gia vị đặc biệt tạo nên gout của bia trắng. Nhìn chung, các loại bia trắng đều lên men trong chai.
Bia vàng cao độ
Chủng loại bia vàng cao độ cũng là một nhóm trong số các sản phẩm bia của Bỉ. Những người sành bia coi loại đồ uống này như một sản phẩm hạng ưu. Bằng chứng là việc những người chuyên nghiệp đã đặt tên cho nó là “bia điêu luyện”.
Bia vàng cao độ là bia lên men nổi, có màu vàng đậm, nồng độ rượu cao và độ bền cũng như độ mịn bọt rất tốt. Bia vàng cao độ nổi tiếng nhất là Duvel, sản xuất tại nhà máy Moortgat, Breendonk.
Bia hổ phách
Không lâu sau thế chiến thứ nhất, bia pils đã thâm nhập vào nước Bỉ. Để đáp lại, các nhà sản xuất Bỉ đã chế ra một loại bia lên men nổi, trong và màu nhạt hơn so với bia nâu truyền thống. Gout của loại bia này giống bia nâu nhưng mà màu của nó lại như bia pils. Nó giống như bia Ale sản xuất tại nước Anh.
Loại bia đặc biệt này trở nên thông dụng ở Bỉ và sự thành công của nó có thể được giải thích phần nào bởi sự xuất hiện của các quân đội Anh và Sốtlen ở Bỉ trong chiến tranh. Ngoài ra, các nhà sản xuất còn đặt tên bia của họ theo tên Anh, ví dụ như Horse Ale.
Bây giờ, dựa vào màu sắc của bia người ta gọi là bia hổ phách. Bia được houblon hóa với các loại houblon tạo hương nhẹ, bia có màu đỏ-vàng với hàm lượng cồn 5%, gout nấm men và các gia vị, vị nhẹ nhàng. Bia hổ phách được lọc và thanh trùng Pasteur.
Các loại bia đặc biệt
Các loại bia đặc biệt là bia mà người ta không thể sắp xếp nó vào bất cứ loại nào khác. Phần lớn, chúng là các sản phẩm gắn với một thành phố hay một vùng và thường là niềm tự hào của dân vùng đó khi nói chuyện với các thành phố khác.
Vả lại, bia địa phương không có nghĩa là loại bia ít được biết đến. Ta có thể biết đến các sản phẩm được ưa chuộng rộng rãi như Chouffe, Kasteel hay Super des Fagnes (sản xuất tại nhà máy Fagnes, thành phố Mariembourg).
Các loại bia đặc biệt này thường là bia lên men nổi, màu vàng nâu hoặc hổ phách, và chúng làm hài lòng nhiều khách hàng tiêu dùng.
Bia « trappiste »
Ở Bỉ, chỉ có 6 hãng bia được mang nhãn « trappiste » tức là bia do các tu sĩ dòng Tơ-ráp làm ra. Chúng gồm có Chimay, Orval, Rochefort, Westmalle, Westvleterent và Achel. Ngoài ra, không còn bất kỳ hãng bia nào khác được mang tên « trappiste ». Rất nhiều người tiêu dùng thường nhầm lẫn tên gọi này, ví dụ như Leffe không phải là bia « trappiste » mà là bia « abbaye » tức là bia của tu viện! Mặt khác, bia « trappiste » còn được bảo vệ pháp luật nhãn hiệu bằng dòng chữ « authentic trappist product », có nghĩa là đảm bảo tính xác thực của sản phẩm.
Nguyên tắc của bia trappiste là được sản xuất ngay tại tu viện. Các thầy tu, ngoài những việc như đọc kinh, cầu nguyện, họ còn tự sản xuất bia, phomát, các sản phẩm từ thịt, bánh mì và rau quả. Nhờ những việc sản xuất này mà các tu sĩ có thể đảm bảo lương thực cho cuộc sống của họ. Ngoài ra, khoản tiền thu được từ kinh doanh sản phẩm được họ sử dụng cho các công tác xã hội.
Bia trappiste có độ rượu cao (6-12°), màu vàng hoặc nâu, lên men trong chai, vị đắng nhẹ và vị của malt sấy ở nhiệt độ cao. Có khoảng 20 nhãn bia trappiste khác nhau.
Bia « abbaye »
Ngày xưa, các hội tu sĩ chế biến bia ngay tại tu viện. Nhưng theo dòng thời gian, họ cho phép các xưởng bia bên ngoài tu viện nấu bia cho họ. Và gọi đó là bia« abbaye », để tránh nhầm lẫn với bia trappiste.
Bia« abbaye » lên men nổi, độ rượu mạnh, gout mạnh, vị malt, vị quả và cảm giác đầy đặn trong miệng khi thưởng thức. Có khoảng 70 loại bia abbaye ở Bỉ, một số loại thường được tặng cho các nhà thờ, cung điện, dâng cho các vị thánh.
Bia hung
Bia loại này có điểm đặc biệt là quá trình lên men phối hợp. Nó chỉ được sản xuất tại miền Nam của Flandre Occidentale (vùng Roulers, Coutrai) từ loại malt đỏ nhạt, nguyên liệu này đem lại màu đặc biệt cho bia. Quá trình sản xuất tuân theo quá trình lên men nổi nhưng sau đó, bia được chuyển sang các thùng gỗ sồi và lưu trữ trong khoảng 18 tháng. Bia sau bảo quản được lọc và trộn với bia tươi vừa kết thúc lên men chính.
Các loại bia hung, còn gọi là bia chua, bia nâu cổ điển, bia nâu già hay là flammande cổ điển có vị chát pha lẫn chút vị quả như một nét điểm xuyết, tươi mát và bảo quản được trong thời gian dài. Nhãn bia nổi tiếng nhất thuộc dòng bia này là Rodenbach, được sản xuất tại nhà máy Rodenbach, ở Roulers.
Lambic
Bia Lambic được sản xuất tại phía đông nam vùng bruxelle, tại Pajotteland. Ngoài ra, tên của nó xuất phát từ địa phương Lembeek, nằm trong vùng sản xuất bia. Thành phố này đã có một hội của các nhà sản xuất bia vào thế kỷ 15, thời kỳ họ sản xuất bia nhờ lên men tự nhiên, và sản phẩm thường được chuyển đến tiêu thụ ở Bruxelles.
Ngày nay, nhà máy Cantillon ở Anderlecht vẫn sản xuất bia theo phương pháp truyền thống như vậy. Trái ngược với các loại bia lên men chìm (pils) và lên men nổi (các loại bia đặc biệt, bia trappiste…), người sản xuất bia không cần cho nấm men vào dịch lên men. Các loại nấm men dại có sẵn trong không khí tự xâm nhập vào thùng lên men và thực hiện quá trình lên men.
Lambic được nấu từ 70% đại mạch và 30% lúa mì không trải qua quá trình sản xuất malt. Trong quá trình nấu hoa, người ta sử dụng loại houblon già (hơn một năm tuổi) ít đắng và chủ yếu để tăng tính kháng khuẩn cho bia. Tiếp theo, dịch lên men được chuyển sang phòng lên men có mái nhà thông thoáng, ở trong bể hở, bằng đồng, rộng và không sâu, điều nay tạo điều kiện cho không khí cùng nấm men thâm nhập. Các loài nấm men dại chỉ có duy nhất ở vùng Bruxelle như Brettanomyces Lambicus và Brettanomyces Bruxelliensis, thực hiện quá trình chuyển hóa đường thành rượu, tạo sản phẩm bia. Sau khi bia được làm lạnh thì chuyển sang các thùng gỗ sồi, ở đây bia được bảo quản trong vòng ít nhất 2 mùa hè.
Ta có thể thưởng thức bia trực tiếp sau khi quá trình sản xuất kết thúc, nhưng ghi nhớ rằng nên dùng trước các loại bia mang vị quả như geuze, kriek...
Gueuze
Để sản xuất geuze, cần phải nấu nhiều mẻ bia lambic khác nhau. Bia geuze là kết quả việc phối trộn các lambic của các năm khác nhau. Người sản xuất chuyển các loại lambic từ thùng này sang thùng khác cho đến khi đạt kết quả phối trộn hoàn hảo. Sau đó, bia geuze còn chịu quá trình lên men phụ trong chai.
Việc lựa chọn thành phần phối trộn cần phải hết sức cẩn thận, vì nếu sử dụng quá nhiều lambic ít năm tuổi thì nút chai sẽ bị bật ra do áp suất lớn. Tai nạn này đã diễn ra vào năm 1949, khi khoảng 3.000.000 chai geuze đã nổ tung ! Còn nếu sử dụng quá nhiều lambic nhiều năm tuổi thì quá trình lên men trong chai không diễn ra tốt và bia sản phẩm sẽ mất đi tính chất của bọt.
Bia geuze là loại bia mang tính dinh dưỡng và giải khát, nên dùng ở nhiệt độ 5-6°C.
Kriek
Kriek cũng thuộc dòng bia lên men tự nhiên. Để có được nó, người ta ngâm sêri (trung bình cứ một lít bia được trộn với 200g sêri) trong các thùng gỗ sồi, nơi diễn ra quá trình lên men bia lambic, trong khoảng thời gian 3-8 tháng. Một quá trình lên men mới diển ra do sự có mặt của đường trong quả sêri.
Theo truyền thống, sêri Schaerbeek được sử dụng cho sản xuất Kriek. Schaerbeek là một vùng bruxelle - nơi họ trồng nhiều loại quả này. Ngày này, người dân ở đây vẫn trồng nhiều sêri, nhưng những nhà sản xuất kriek còn nhập nguyên liệu từ các vùng khác như Saint-Trond, một thành phố nhỏ của Limbourg. Một vài nơi còn nhập mua từ Đức và Đan Mạch.
Sau 9 tháng tàng trữ, Kriel được lọc và đóng chai. Một quá trình chín mới diễn ra bên trong. Kriek được thưởng thức trong cốc tròn, hàm lượng cồn 6%, và bảo quản, sử dụng ở 5-6°C. Một nhận xét cuối cùng là bia kriek không chỉ sử dụng bia lên men tự nhiên để sản xuất mà còn các loại bia trắng hay bia hung - đặc trưng vùng Flandre Occidentale.
Các loại bia mang vị quả khác
Bia mang vị quả được biết đến nhiều nhất là kriek. Tuy nhiên, còn có các loại bia mang vị quả khác cũng rất ngon. Phần lớn chúng được lên men tự nhiên. Hương thơm của bia rất khác nhau (hương phúc bồn tử hay hương lý đen, hương đào hay hương bưởi…). Chúng còn được sản xuất không những từ quả mà còn từ dịch chiết hay sirô quả. Đây chính là những sản phẩm phát triển mạnh bây giờ do phù hợp với sở thích của giới trẻ.
Với thói quen tiêu thụ bia đơn giản như một đồ uống giải khát, những người tiêu dùng đã quên đi rằng bia cũng cần được thưởng thức, đánh giá như một sản phẩm nghệ thuật của những nghệ nhân nấu bia. Hi vọng qua bài viết, mang lại cho bạn đọc thêm một phần hiểu biết về các loại bia trên thế giới.
TLTK : [You must be registered and logged in to see this link.]
Lê Đoàn Thanh Lâm – Học viên chương trình đào tạo Thạc sĩ Châu Âu về các quá trình lên men.
Lê Đoàn Thanh Lâm
[15/05/2008 - Sinh học Việt Nam]
Beer nào anh em
Pils
Pils là loại bia phổ biến nhất ở Bỉ, cũng như trên thế giới. Tên của loại bia này xuất phát từ tên của thành phố Pilsen, thuộc nước Séc hiện nay, nơi mà loại bia này đã ra đời từ năm 1842. Loại bia này ban đầu có màu nâu hay màu đục với nấm men còn trong chai.
Thời đó, Séc chịu sự cai trị của Áo và tiếng Đức là ngôn ngữ chính trong vùng. Vì lý do này mà tên Pilsen có thêm hậu tố ‘er’. Ta có thể gọi loại bia này là Pilsener hoặc Pilsner. Bây giờ, ở Bỉ, người dân sử dụng thường xuyên tên viết tắt Pils. Còn ở Pilsen hiện nay, nhà máy bia đã sản xuất ra sản phẩm pils đầu tiên vẫn còn hoạt động, và sản phẩm hiện nay mang nhãn hiệu Pilsener Urquell, một loại bia có chất lượng cao.
Pils sau đó đã được tiêu dùng rộng khắp các nước Châu Âu nói tiếng Đức. Ở Bỉ, việc sản xuất Pils bắt đầu từ năm 1928 với nhà máy bia Cristal. Nhưng sự sản xuất lớn thực sự diễn ra một năm sau đó với Stella.
Pils là loại bia lên men chìm, màu vàng với độ đắng nhẹ. Bia luôn được lọc và bão hòa CO2, hàm lượng rượu trung bình 5% và thường được uống trong điều kiện lạnh. Nó được tiêu dùng rộng rãi vì tính chất kích thích tiêu hóa và giải khát.
Sự phát triển của Pils chỉ có một giai đoạn ngắn. Từ năm 1900 đến 1968, việc tiêu dùng tăng hàng năm. Sau đó, với sự kiện biểu tình của sinh viên vào thời đó ở Bỉ, việc tiêu dùng loại bia này đã giảm sút. Ngay cả khi Pils chiếm tới 70% bia ở Bỉ, thì việc kinh doanh nó vẫn có xu hướng giảm so với các loại bia đặc biệt. Stella, Jupiler, Primus và Maes là các nhãn bia pils nổi tiếng ở Bỉ.
Bia trắng
Ta có thể coi bia trắng là loại bia lúa mì, vì ngoài việc sử dụng các nguyên liệu cơ bản, người sản xuất còn sử dụng lúa mì và các loại gia vị.
Bia trắng xuất hiện đầu tiên ở phía tây tỉnh Brabant (Bỉ) vào khoảng thế kỷ 14. Tuy nhiên, thủ phủ của loại bia này lại ở thành phố Hoegaarden, nơi mà người dân trồng lúa mì và củ cải đường như hai loại cây chính.
Vào thế kỷ 15, thành phố có tu viện của nó, tại đây các thầy tu sản xuất rượu vang và bia. Thế kỷ 16, một hội các nhà sản xuất bia đã được thành lập bao gồm rất nhiều chủ trang trại. Họ sử dụng các sản phẩm tự trồng là lúa mạch và lúa mì để nấu bia. Đến thế kỷ 18, Hoegaarden trở thành trung tâm sản xuất bia quan trọng, và các loại bia trắng thường xuyên được vận chuyển trong vùng Liège (Bỉ). Vào cuối thể kỷ 19, thành phố Hoegaarden đã có 35 xưởng sản xuất bia với dân số 2000 người. Tuy nhiên, trong những năm 1950, do sự phát triển mạnh mẽ của bia pils trên thị trường nên việc sản xuất bia trắng giảm đáng kể. Xưởng bia cuối cùng của Hoegaarden đóng cửa năm 1957.
Nhưng vào năm 1966, một vài tín đồ của bia trắng, trong đó đa phần là các thanh niên trong thành phố, đã quyết định nấu bia trắng trở lại. Sự khởi đầu này đã có hiệu quả được chứng minh bằng những kết quả tích cực ngày nay.
Bia trắng máu đục, tươi mát, giải khát và rau mùi là gia vị đặc biệt tạo nên gout của bia trắng. Nhìn chung, các loại bia trắng đều lên men trong chai.
Bia vàng cao độ
Chủng loại bia vàng cao độ cũng là một nhóm trong số các sản phẩm bia của Bỉ. Những người sành bia coi loại đồ uống này như một sản phẩm hạng ưu. Bằng chứng là việc những người chuyên nghiệp đã đặt tên cho nó là “bia điêu luyện”.
Bia vàng cao độ là bia lên men nổi, có màu vàng đậm, nồng độ rượu cao và độ bền cũng như độ mịn bọt rất tốt. Bia vàng cao độ nổi tiếng nhất là Duvel, sản xuất tại nhà máy Moortgat, Breendonk.
Bia hổ phách
Không lâu sau thế chiến thứ nhất, bia pils đã thâm nhập vào nước Bỉ. Để đáp lại, các nhà sản xuất Bỉ đã chế ra một loại bia lên men nổi, trong và màu nhạt hơn so với bia nâu truyền thống. Gout của loại bia này giống bia nâu nhưng mà màu của nó lại như bia pils. Nó giống như bia Ale sản xuất tại nước Anh.
Loại bia đặc biệt này trở nên thông dụng ở Bỉ và sự thành công của nó có thể được giải thích phần nào bởi sự xuất hiện của các quân đội Anh và Sốtlen ở Bỉ trong chiến tranh. Ngoài ra, các nhà sản xuất còn đặt tên bia của họ theo tên Anh, ví dụ như Horse Ale.
Bây giờ, dựa vào màu sắc của bia người ta gọi là bia hổ phách. Bia được houblon hóa với các loại houblon tạo hương nhẹ, bia có màu đỏ-vàng với hàm lượng cồn 5%, gout nấm men và các gia vị, vị nhẹ nhàng. Bia hổ phách được lọc và thanh trùng Pasteur.
Các loại bia đặc biệt
Các loại bia đặc biệt là bia mà người ta không thể sắp xếp nó vào bất cứ loại nào khác. Phần lớn, chúng là các sản phẩm gắn với một thành phố hay một vùng và thường là niềm tự hào của dân vùng đó khi nói chuyện với các thành phố khác.
Vả lại, bia địa phương không có nghĩa là loại bia ít được biết đến. Ta có thể biết đến các sản phẩm được ưa chuộng rộng rãi như Chouffe, Kasteel hay Super des Fagnes (sản xuất tại nhà máy Fagnes, thành phố Mariembourg).
Các loại bia đặc biệt này thường là bia lên men nổi, màu vàng nâu hoặc hổ phách, và chúng làm hài lòng nhiều khách hàng tiêu dùng.
Bia « trappiste »
Ở Bỉ, chỉ có 6 hãng bia được mang nhãn « trappiste » tức là bia do các tu sĩ dòng Tơ-ráp làm ra. Chúng gồm có Chimay, Orval, Rochefort, Westmalle, Westvleterent và Achel. Ngoài ra, không còn bất kỳ hãng bia nào khác được mang tên « trappiste ». Rất nhiều người tiêu dùng thường nhầm lẫn tên gọi này, ví dụ như Leffe không phải là bia « trappiste » mà là bia « abbaye » tức là bia của tu viện! Mặt khác, bia « trappiste » còn được bảo vệ pháp luật nhãn hiệu bằng dòng chữ « authentic trappist product », có nghĩa là đảm bảo tính xác thực của sản phẩm.
Nguyên tắc của bia trappiste là được sản xuất ngay tại tu viện. Các thầy tu, ngoài những việc như đọc kinh, cầu nguyện, họ còn tự sản xuất bia, phomát, các sản phẩm từ thịt, bánh mì và rau quả. Nhờ những việc sản xuất này mà các tu sĩ có thể đảm bảo lương thực cho cuộc sống của họ. Ngoài ra, khoản tiền thu được từ kinh doanh sản phẩm được họ sử dụng cho các công tác xã hội.
Bia trappiste có độ rượu cao (6-12°), màu vàng hoặc nâu, lên men trong chai, vị đắng nhẹ và vị của malt sấy ở nhiệt độ cao. Có khoảng 20 nhãn bia trappiste khác nhau.
Bia « abbaye »
Ngày xưa, các hội tu sĩ chế biến bia ngay tại tu viện. Nhưng theo dòng thời gian, họ cho phép các xưởng bia bên ngoài tu viện nấu bia cho họ. Và gọi đó là bia« abbaye », để tránh nhầm lẫn với bia trappiste.
Bia« abbaye » lên men nổi, độ rượu mạnh, gout mạnh, vị malt, vị quả và cảm giác đầy đặn trong miệng khi thưởng thức. Có khoảng 70 loại bia abbaye ở Bỉ, một số loại thường được tặng cho các nhà thờ, cung điện, dâng cho các vị thánh.
Bia hung
Bia loại này có điểm đặc biệt là quá trình lên men phối hợp. Nó chỉ được sản xuất tại miền Nam của Flandre Occidentale (vùng Roulers, Coutrai) từ loại malt đỏ nhạt, nguyên liệu này đem lại màu đặc biệt cho bia. Quá trình sản xuất tuân theo quá trình lên men nổi nhưng sau đó, bia được chuyển sang các thùng gỗ sồi và lưu trữ trong khoảng 18 tháng. Bia sau bảo quản được lọc và trộn với bia tươi vừa kết thúc lên men chính.
Các loại bia hung, còn gọi là bia chua, bia nâu cổ điển, bia nâu già hay là flammande cổ điển có vị chát pha lẫn chút vị quả như một nét điểm xuyết, tươi mát và bảo quản được trong thời gian dài. Nhãn bia nổi tiếng nhất thuộc dòng bia này là Rodenbach, được sản xuất tại nhà máy Rodenbach, ở Roulers.
Lambic
Bia Lambic được sản xuất tại phía đông nam vùng bruxelle, tại Pajotteland. Ngoài ra, tên của nó xuất phát từ địa phương Lembeek, nằm trong vùng sản xuất bia. Thành phố này đã có một hội của các nhà sản xuất bia vào thế kỷ 15, thời kỳ họ sản xuất bia nhờ lên men tự nhiên, và sản phẩm thường được chuyển đến tiêu thụ ở Bruxelles.
Ngày nay, nhà máy Cantillon ở Anderlecht vẫn sản xuất bia theo phương pháp truyền thống như vậy. Trái ngược với các loại bia lên men chìm (pils) và lên men nổi (các loại bia đặc biệt, bia trappiste…), người sản xuất bia không cần cho nấm men vào dịch lên men. Các loại nấm men dại có sẵn trong không khí tự xâm nhập vào thùng lên men và thực hiện quá trình lên men.
Lambic được nấu từ 70% đại mạch và 30% lúa mì không trải qua quá trình sản xuất malt. Trong quá trình nấu hoa, người ta sử dụng loại houblon già (hơn một năm tuổi) ít đắng và chủ yếu để tăng tính kháng khuẩn cho bia. Tiếp theo, dịch lên men được chuyển sang phòng lên men có mái nhà thông thoáng, ở trong bể hở, bằng đồng, rộng và không sâu, điều nay tạo điều kiện cho không khí cùng nấm men thâm nhập. Các loài nấm men dại chỉ có duy nhất ở vùng Bruxelle như Brettanomyces Lambicus và Brettanomyces Bruxelliensis, thực hiện quá trình chuyển hóa đường thành rượu, tạo sản phẩm bia. Sau khi bia được làm lạnh thì chuyển sang các thùng gỗ sồi, ở đây bia được bảo quản trong vòng ít nhất 2 mùa hè.
Ta có thể thưởng thức bia trực tiếp sau khi quá trình sản xuất kết thúc, nhưng ghi nhớ rằng nên dùng trước các loại bia mang vị quả như geuze, kriek...
Gueuze
Để sản xuất geuze, cần phải nấu nhiều mẻ bia lambic khác nhau. Bia geuze là kết quả việc phối trộn các lambic của các năm khác nhau. Người sản xuất chuyển các loại lambic từ thùng này sang thùng khác cho đến khi đạt kết quả phối trộn hoàn hảo. Sau đó, bia geuze còn chịu quá trình lên men phụ trong chai.
Việc lựa chọn thành phần phối trộn cần phải hết sức cẩn thận, vì nếu sử dụng quá nhiều lambic ít năm tuổi thì nút chai sẽ bị bật ra do áp suất lớn. Tai nạn này đã diễn ra vào năm 1949, khi khoảng 3.000.000 chai geuze đã nổ tung ! Còn nếu sử dụng quá nhiều lambic nhiều năm tuổi thì quá trình lên men trong chai không diễn ra tốt và bia sản phẩm sẽ mất đi tính chất của bọt.
Bia geuze là loại bia mang tính dinh dưỡng và giải khát, nên dùng ở nhiệt độ 5-6°C.
Kriek
Kriek cũng thuộc dòng bia lên men tự nhiên. Để có được nó, người ta ngâm sêri (trung bình cứ một lít bia được trộn với 200g sêri) trong các thùng gỗ sồi, nơi diễn ra quá trình lên men bia lambic, trong khoảng thời gian 3-8 tháng. Một quá trình lên men mới diển ra do sự có mặt của đường trong quả sêri.
Theo truyền thống, sêri Schaerbeek được sử dụng cho sản xuất Kriek. Schaerbeek là một vùng bruxelle - nơi họ trồng nhiều loại quả này. Ngày này, người dân ở đây vẫn trồng nhiều sêri, nhưng những nhà sản xuất kriek còn nhập nguyên liệu từ các vùng khác như Saint-Trond, một thành phố nhỏ của Limbourg. Một vài nơi còn nhập mua từ Đức và Đan Mạch.
Sau 9 tháng tàng trữ, Kriel được lọc và đóng chai. Một quá trình chín mới diễn ra bên trong. Kriek được thưởng thức trong cốc tròn, hàm lượng cồn 6%, và bảo quản, sử dụng ở 5-6°C. Một nhận xét cuối cùng là bia kriek không chỉ sử dụng bia lên men tự nhiên để sản xuất mà còn các loại bia trắng hay bia hung - đặc trưng vùng Flandre Occidentale.
Các loại bia mang vị quả khác
Bia mang vị quả được biết đến nhiều nhất là kriek. Tuy nhiên, còn có các loại bia mang vị quả khác cũng rất ngon. Phần lớn chúng được lên men tự nhiên. Hương thơm của bia rất khác nhau (hương phúc bồn tử hay hương lý đen, hương đào hay hương bưởi…). Chúng còn được sản xuất không những từ quả mà còn từ dịch chiết hay sirô quả. Đây chính là những sản phẩm phát triển mạnh bây giờ do phù hợp với sở thích của giới trẻ.
Với thói quen tiêu thụ bia đơn giản như một đồ uống giải khát, những người tiêu dùng đã quên đi rằng bia cũng cần được thưởng thức, đánh giá như một sản phẩm nghệ thuật của những nghệ nhân nấu bia. Hi vọng qua bài viết, mang lại cho bạn đọc thêm một phần hiểu biết về các loại bia trên thế giới.
TLTK : [You must be registered and logged in to see this link.]
Lê Đoàn Thanh Lâm – Học viên chương trình đào tạo Thạc sĩ Châu Âu về các quá trình lên men.
Lê Đoàn Thanh Lâm