You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

on_my_way_199

Xử lí nặng nhất đối với tội phạm là tử hình. Xử lí cuối cùng đối với kim loại là nước cường toan. Nói chung, kim loại là sợ axit. Bình thường, kim loại tỏ ra oai hùng, cứng cỏi, nhưng hễ gặp axit là hồn vía tiêu tan!

Chỉ cần với axit clohidri (nếu cần, tăng nồng độ và đun nóng) là nhiều kim loại đã tan: gặp phải kim loại ngoan cố, bạc chẳng hạn, không chịu tan trong HCl, thì đã có axit nitric. Nguy hiểm của axit sau này là ở chỗ nó còn có tính oxi hóa.

Lâu nay vàng, bạch kim là chúa tể của kim loại, không chịu tan trong một axit riêng lẻ nào. Thế nhưng với hỗn hợp hai axit đậm đặc của HCl và HNO3, gọi là nước cường toan (hay dung dịch cường thủy) thì nhà vua cũng phải đầu hàng.

Ấy thế mà trong họ hàng nhà vua (kim loại quí) còn có người không sợ cả nước cường toan!

Đó là kim loại iriđi! Hợp kim của nó với osimi, gọi là osimiiriđi cũng không tan trong nước cường toan.

Cái khó khăn ở đây không phải chỉ là “loại vũ khí cuối cùng” bất lực, mà là: không nhà hóa học nào nghĩ rằng lại có thứ kim loại không tan trong nước cường toan.

Thật vậy, trước đây khi hòa tan platin thô trong nước cường toan, dưới đáy chén nung vẫn thấy có một ít cặn màu đen óng ánh. Nhiều người nghĩ rằng đó là than chì, bởi vì than chì cũng màu đen, cũng óng ánh, cũng không tan trong axit. Tuy nhiên, kết tủa đen không tan trong nước cường toan vẫn luôn luôn ám ảnh nhiều nhà khoa học. Cuộc tìm hiểu kết tủa đen này đã không hoài công. Mùa xuân 1804, nhà hóa học Anh S.Tennatt thông báo với Hội Hoàng gia Luân Đôn rằng ông đã tìm ra hai kim loại mới từ cặn platin. Một có tên osimi (Os), theo tiếng Hi Lạp osme có nghĩa là mùi. Thật vậy, osimi oxit, OsO4, dễ bay hơi và toát mùi đặc biệt. Kim loại thứ hai đặt tên là iriđi (Ir), tiếng Hi Lạp iris nghĩa là cầu vồng. Muối của iriđi có nhiều màu sắc.
Hợp kim tự nhiên, tức là kết tủa đen, của osimi và iriđi không tan trong nước cường toan, nhưng bản thân kim loại osimi thì tan được. Trong số những kim loại nhóm platin, osimi có nhiều tính chất hóa học khác thường, chẳng hạn ở nhiệt độ cao nó tác dụng được với oxi cho oxit trong đó kim loại có hóa trị 8, oxit này dễ bay hơi, OsO4, có mùi khó chịu và khó thở.

Như sau này sẽ thấy, tuy trong nhóm VIII, nhưng duy nhất chỉ có hai kim loại nhóm platin có khả năng tạo thành oxit cao nhất: OsO4 và RuO4.

Không ai ngờ rằng bột kim loại osimi tác dụng được với axit nitric đặc. Khí bay ra có mùi, làm chảy nước mắt, nước mũi, đó là OsO4.

Oxit có hóa trị cao nhất, tất nhiên không bền và là chất oxi hóa mạnh. Vì vậy người ta lợi dụng tính chất này để nhuộm màu những tiêu bản để soi dưới kính hiển vi.

Chúng ta còn nhớ ứng dụng của iriđi trong thang tiêu chuẩn đo lường: Mẫu mét tiêu chuẩn quốc tế là hợp kim gồm 90% Pt và 10% Ir. Mẫu kilogam tiêu chuẩn quốc tế cũng vậy.

Để đo nhiệt độ đến 2000oC người ta dùng pin nhiệt điện gồm một bên là dây dẫn chứa hợp kim của iriđi và bên kia là hợp kim gồm 40% Ir và 60% Rh.

Không biết con người nhay vào nước này thế nào nhỉ Very Happy cyclops

https://www.facebook.com/Tajse
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết