Trước áp lực về tâm lý thi cử và thiếu chủ động kiến thức khi vào phòng thi, không ít thí sinh mắc phải một số lỗi khi làm bài.
1. Không đọc kỹ đề
Đây là lỗi thường gặp ở những thí sinh hay có tâm lý chủ quan, vội vàng. Khi nhận đề thi, thí sinh chưa tìm hiểu và đọc kỹ câu hỏi mà đã làm bài ngay. Việc không đọc kỹ đề sẽ dẫn đến hiểu sai câu hỏi hoặc nhầm lẫn giữa các câu hỏi, từ đó thí sinh dễ bỏ sót ý hoặc trả lời thiếu câu hỏi gây thiệt thòi cho bài làm. Vì vậy, khi phát đề, mỗi thí sinh phải tự kiểm tra đề thi cẩn thận, đọc kỹ câu hỏi 2 - 3 lần để xác định hướng làm, cách làm hợp lý.
2. Nhầm lẫn kiến thức
Hiện tượng nhầm lẫn kiến thức xuất phát từ việc thí sinh chưa bám sát vào yêu cầu của câu hỏi để trả lời, trả lời thiếu ý, không đúng trọng tâm hoặc lạc đề. Đây cũng chính là hệ quả của việc thí sinh học tủ, học lệch, học vẹt hoặc không đọc kỹ đề trước khi làm bài. Để khắp phục lỗi này, trong quá trình học và ôn thi, thí sinh cần phải bám sát vào kiến thức chuẩn trong sách giáo khoa, tham khảo thêm tài liệu hướng dẫn ôn tập của giáo viên bộ môn. Bên cạnh đó, cần học tổng thể kiến thức chứ không được chủ quan bỏ sót. Khi làm bài phải đọc kỹ đề trước khi làm bài.
Thí sinh cần chuẩn bị những kỹ năng cơ bản trước khi bước vào kỳ thi (Ảnh minh họa)3. Ghi thiếu hoặc sai thông tin trong bài thi
Ghi thiếu hoặc sai các thông tin trên bài thi cũng là lỗi hay gặp của thí sinh trong các kỳ thi. Chẳng hạn ở môn thi tự luận, thí sinh thường quên ghi tên, số báo danh, số tờ giấy thi… vào trong bài thi của mình; ở môn thi trắc nghiệm, thí sinh hay quên ghi số báo danh và mã đề thi hoặc ghi sai mã đề, số báo danh trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Việc tô sai hoặc ghi sai mã đề sẽ gây thiệt thòi cho thí sinh sau khi làm bài và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của bài thi. Để khắp phục điều này, với môn thi trắc nghiệm, thí sinh nên chủ động xem lại số báo danh và mã đề thi trước khi ghi để bảo đảm tính chính xác; với môn thi tự luận, trước khi hết giờ làm bài, thí sinh phải chủ động kiểm tra lại các thông tin ghi đã đầy đủ chưa, sắp xếp bài thi và ghi số tờ cho chính xác.
4. Chọn nhầm vào ô trả lời
Lỗi này thường hay gặp ở các môn thi theo hình thức trắc nghiệm. Do căng thẳng hoặc mất tập trung mà thí sinh vô tình chọn nhầm vào ô trả lời sai trên phiếu trả lời trắc nghiệm hoặc tô phần trả lời chưa đúng quy cách: sử dụng bút mực, tô quá mờ, tô chưa kín ô trả lời… Để khắc phục, thí sinh sau khi chọn phương án trả lời đúng thì tô ngay vào ô theo thứ tự A, B, C, D ở trên phiếu trả lời trắc nghiệm, khi tô phải chú ý tô kín và dùng bút chì, không dùng bút mực để tô. Nếu muốn thay đổi lại đáp án thì phải dùng tẩy xóa kỹ phần đã trả lời rồi chọn ô đúng để tô.
5. Không chủ động được thời gian
Mỗi môn thi sẽ có một thời gian nhất định để thí sinh trả lời. Nhiều thí sinh do quá tập trung giải những câu hỏi khó mà không để ý đến thời gian khi làm bài thi. Việc không chủ động thời gian khi làm bài khiến cho thí sinh lúng túng và nóng vội khi gần hết giờ. Từ đó sẽ dẫn đến những sai sót không đáng có trong bài thi của mình. Vì vậy, thí sinh cần chủ động phân phối hợp lý về mặt thời gian. Với câu hỏi dễ, thí sinh nên trả lời trước còn câu hỏi khó nên dành lại trả lời sau. Không nên mang tâm lý phải giải lần lượt các câu hỏi từ đầu đến cuối đề thi.
1. Không đọc kỹ đề
Đây là lỗi thường gặp ở những thí sinh hay có tâm lý chủ quan, vội vàng. Khi nhận đề thi, thí sinh chưa tìm hiểu và đọc kỹ câu hỏi mà đã làm bài ngay. Việc không đọc kỹ đề sẽ dẫn đến hiểu sai câu hỏi hoặc nhầm lẫn giữa các câu hỏi, từ đó thí sinh dễ bỏ sót ý hoặc trả lời thiếu câu hỏi gây thiệt thòi cho bài làm. Vì vậy, khi phát đề, mỗi thí sinh phải tự kiểm tra đề thi cẩn thận, đọc kỹ câu hỏi 2 - 3 lần để xác định hướng làm, cách làm hợp lý.
2. Nhầm lẫn kiến thức
Hiện tượng nhầm lẫn kiến thức xuất phát từ việc thí sinh chưa bám sát vào yêu cầu của câu hỏi để trả lời, trả lời thiếu ý, không đúng trọng tâm hoặc lạc đề. Đây cũng chính là hệ quả của việc thí sinh học tủ, học lệch, học vẹt hoặc không đọc kỹ đề trước khi làm bài. Để khắp phục lỗi này, trong quá trình học và ôn thi, thí sinh cần phải bám sát vào kiến thức chuẩn trong sách giáo khoa, tham khảo thêm tài liệu hướng dẫn ôn tập của giáo viên bộ môn. Bên cạnh đó, cần học tổng thể kiến thức chứ không được chủ quan bỏ sót. Khi làm bài phải đọc kỹ đề trước khi làm bài.
Thí sinh cần chuẩn bị những kỹ năng cơ bản trước khi bước vào kỳ thi (Ảnh minh họa)
Ghi thiếu hoặc sai các thông tin trên bài thi cũng là lỗi hay gặp của thí sinh trong các kỳ thi. Chẳng hạn ở môn thi tự luận, thí sinh thường quên ghi tên, số báo danh, số tờ giấy thi… vào trong bài thi của mình; ở môn thi trắc nghiệm, thí sinh hay quên ghi số báo danh và mã đề thi hoặc ghi sai mã đề, số báo danh trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Việc tô sai hoặc ghi sai mã đề sẽ gây thiệt thòi cho thí sinh sau khi làm bài và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của bài thi. Để khắp phục điều này, với môn thi trắc nghiệm, thí sinh nên chủ động xem lại số báo danh và mã đề thi trước khi ghi để bảo đảm tính chính xác; với môn thi tự luận, trước khi hết giờ làm bài, thí sinh phải chủ động kiểm tra lại các thông tin ghi đã đầy đủ chưa, sắp xếp bài thi và ghi số tờ cho chính xác.
4. Chọn nhầm vào ô trả lời
Lỗi này thường hay gặp ở các môn thi theo hình thức trắc nghiệm. Do căng thẳng hoặc mất tập trung mà thí sinh vô tình chọn nhầm vào ô trả lời sai trên phiếu trả lời trắc nghiệm hoặc tô phần trả lời chưa đúng quy cách: sử dụng bút mực, tô quá mờ, tô chưa kín ô trả lời… Để khắc phục, thí sinh sau khi chọn phương án trả lời đúng thì tô ngay vào ô theo thứ tự A, B, C, D ở trên phiếu trả lời trắc nghiệm, khi tô phải chú ý tô kín và dùng bút chì, không dùng bút mực để tô. Nếu muốn thay đổi lại đáp án thì phải dùng tẩy xóa kỹ phần đã trả lời rồi chọn ô đúng để tô.
5. Không chủ động được thời gian
Mỗi môn thi sẽ có một thời gian nhất định để thí sinh trả lời. Nhiều thí sinh do quá tập trung giải những câu hỏi khó mà không để ý đến thời gian khi làm bài thi. Việc không chủ động thời gian khi làm bài khiến cho thí sinh lúng túng và nóng vội khi gần hết giờ. Từ đó sẽ dẫn đến những sai sót không đáng có trong bài thi của mình. Vì vậy, thí sinh cần chủ động phân phối hợp lý về mặt thời gian. Với câu hỏi dễ, thí sinh nên trả lời trước còn câu hỏi khó nên dành lại trả lời sau. Không nên mang tâm lý phải giải lần lượt các câu hỏi từ đầu đến cuối đề thi.